Mụn trứng cá là gì? Tuổi nào dễ bị mụn trứng cá?
Ai cũng ít nhất trong 1 lần trong đời bị mụn trứng cá. Đây là bệnh ngoài ra rất bình thường do tình trạng tăng tiết chất bã và viêm hệ thống nang lông tuyến bã.
Bệnh mụn trứng cá được biểu hiện bằng các loại mụn trứng cá như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang,… thường trú ngụ ở những vị trí tiết rất nhiều chất bã gồm có mặt và lưng. Mụn trứng cá chủ yếu gặp ở tuổi trưởng thành nhưng bắt đầu là bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Do đây là giai đoạn phát triển đặc biệt của mỗi người có sự thay đổi nhiều về hoocmon trong cơ thể.
Ở trong độ tuổi dậy thì, các cơ quan trong cơ thể đều có sự phát triển nhanh tác động đến da.Do sự tác động của nhiều chất nội tiết, da căng hơn và tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết nhiều bã nhờn. Khi những tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn là do viêm nhiễm, nhiều bụi bẩn dẫn đến tổn thương trên da, hình thành nên mụn bọc hay mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.
Mụn trứng cá có thể mọc ở bất cứ đâu nhưng chủ yếu bị mụn trứng cá ở lưng, mụn trứng cá ở cằm, mụn trứng cá ở mặt. Khi bị viêm nhiễm nhẹ, mụn trứng cá sẽ tự lặn và không để lại dấu vết. Nhưng trong những trườn hợp mụn bọc mọc to, nhiễm khuẩn nặng, bạn nặn mụn thường xuyên gây nhiễm khuẩn sẽ để lại sẹo.
Mụn trứng cá mọc dày trên mặt khó trị triệt để
Có thể kết luận rằng mụn trứng cá là bệnh da liễu do nhiễm khuẩn lỗ chân lông và tuyến bã nhờn, hoặc cũng có thể là do phản ứng của da trước những loại hóa chất, mỹ phẩm, kem dưỡng da không hợp.
Mụn không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng do khu trú dai dẳng trên da nên gây tổn thương da, viêm da, hay gây sẹo lồi, sẹo lõm gây ảnh hưởng đến đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Mụn trứng cá được hình thành như thế nào?
- Lỗ chân lông trên da có một tuyến tiết ra chất nhờn thoát ra ngoài lỗ chân lông khiến cho da bị khô. Đặc biệt khi bước vào tuổi dậy thì, Giai đoạn dậy thì, các tuyến tiết bã nhờn hoạt động mạnh tiết nhiều chất nhờn khi bị khô đọng lại trong lỗ chân lông, kết hợp với những vi khuẩn trên da và tế bào chết đã khiến lỗ chân lông bị bít lại gây nên ổ viêm, sưng đau, gọi là trứng cá. Trứng cá cũng có khi là trắng, mủ cũng có khi là đốm đen tùy theo mức độ bã nhờn tiết ra.
- Khi lỗ chân lông bị bít tắc, những vi khuẩn kỵ khí đặc biệt là chủng P. acnes phát triển mạnh khiến da ngứa ngáy và tạo ổ viêm hình thành mụn trứng cá với những dấu hiệu là mụn nhỏ, tấy đỏ, có đốm mủ. Ở thể nhẹ, mụn mọc nông trên lớp da ngoài. Nhưng khi bị nặng mụn trứng cá nổi cụ, ăn sâu vào da, khiến bạn đau. Những bọc mụn có thể vỡ da, lan thành nhiều mụn bọc mủ lớn, khi những mụn bọc dưới da liên thông với nhau như dạng ngõ ngách thì rất khó điều trị.
Khi bị bệnh trứng cá, người bệnh thường có thói quen nặn mụn, nghĩ rằng nặn được nhân mụn mụn sẽ khỏi. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm, vô tình khiến mụn mọc nhiều hơn do viêm nhiễm, học để lại sẹo thâm khiến cho làn da của bạn xám xịt, tối màu. Rất khó có thể trị sẹo mụn đặc biệt là sẹo lõm khiến da lỗ rỗ.
Các loại mụn trứng cá
- Mụn đầu đen: Đây là loại mụn trứng cá trên mặt, ở cằm nổi ngay trên bề mặt da nguyên nhân gây mụn đầu đen là do da nhờn, do nhiều tế bào chết gây nên. Đây là phản ứng của bã nhờn trên da kết hợp với tế bài chết ở lỗ nang chân lông gây ra mụn đầu đen. Có thể điều trị mụn trứng cá đầu đen bằng một số loại thuốc chống viêm hoặc gel làm sạch da.
- Mụn đầu trắng: Do cơ thể sản xuất ra nhiều chất nhờn, khiến tuyến bã nhờn bị tắc, dầu tích tụ trên da gây nên mụn đầu trắng. Nguyên nhân gây mụn là do da dầu không được chăm sóc đúng cách, hoặc do tác động của môi trường.
- Mụn mủ: Đây là mụn bị viêm, trông khá giống với mụn đầu trắng. Những vết sựng thường có màu trắng hoặc màu vàng. Không nên nặn mụn trứng cá mủ khi nó chưa già hoặc chưa gom mủ, sẽ tạo vết thâm gây viêm nhiễm. Đây cũng là một dạng viêm da
- Mụn trứng cá viêm xuất hiện là do quá trình tạo thành mụn đỏ hoặc màu hồng nhỏ trên da. Loại mụn trứng cá này khá nhạy cảm khi chạm vào có thể gây viêm, ngứa, bưng mủ. Không nên dùng kim chích, làm như vậy gây viêm nhiễm nặng hơn, gây sẹo mụn.
- Mụn bọc là mụn trứng cá nghiêm trọng, gây đau đớn. Mụn bọc xuất hiện là do nhiều u nang chân lông bị viêm để lại nốt mụn lớn. Mụn trứng cá có thể chuyển sang màu đỏ sâu hoặc màu tím.
Mụn trứng cá bị ảnh hưởng mới những yếu tố nào
Để chữa mụn, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây mụn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mụn trứng cá
Chất nội tiết nam: Đây là yếu tố khiến cho những tuyến tiết chất nhờn ở lỗ chân lông to lên và tiết ra nhiều chất nhờn. Tình trạng này xảy ra nhiều ở thiếu niên nam đến tuổi dậy thì, có hiện tượng mụn “nổi loạn” trên mặt. Ở thiếu nữ cũng có chất nội tiết nam do tuyến thượng thận tiết ra, nếu bạn nữ nào cường nội tiết nam cũng sẽ có nhiều mụn trứng cá.
Tronng lỗ chân lông khi bị bít tắc bởi chất nhờn, thì bi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh. Từ đó những tế bào bạch huyết của cơ thể được tăng cường đến làm nhiệm vụ diệt khuẩn. Hệ quả là khiến tuyến sinh chất nhờn ở lỗ chân lông bị tổn thương và hình thành nên mủ của trứng cá.
Bên cạnh đó còn một số yếu tố khác dùng mỹ phẩm không thích hợp với da, hay sử dụng những loại thuốc khác như isoniazid, dilantin. Thời tiết nóng bức, môi trường nhiêu khói bụi, những bệnh về gan cũng khiến mụn hình thành và phát triển.
Chăm sóc da đúng cách khi bị mụn
Bị mụn trứng cá bạn nên làm gì?
Không nặn trứng cá
Điều đầu tiên chúng tôi cần nhắc là không được nặn mụn khi mụn chưa chín. Điều này rất dễ gây nên tình trạng bội nhiễm, mụn mọc dày, nhiều hơn. Nặn được nhân mụn thì cũng rất dễ để lại sẹo mụn, như sẹo lồi, sẹo lõm, vết thâm mụn. Nặn mụn trứng cá gây tổn thương da, rất đau đặc biệt khi mụn mọc ở những vị trí nhạy cảm, nhiều dây thần kinh hoặc nơi khó nặn. Nếu bạn cố nặn sẽ không tốt cho dây thần kinh.
Bị bệnh mụn trứng cá cần chăm sóc da đúng cách
Khi bị bệnh trứng cá nhiều trên mặt bạn hãy nói “không” với mỹ phẩm, những yếu tố làm cho mụn mọc nhiều hơn. Trong những trường hợp cần thiết phải trang điểm thì sau đó bạn nên tẩy trang thật sạch.
Chọn những sản phẩm rửa mặt, chăm sóc da thích hợp với da bị bệnh trứng cá, không chứa dầu, không gây kích ứng cho da, không có chất tẩy rửa mạnh. Không rửa mặt nhiều lần mà chỉ nên rửa 2-3 lần trong ngày. Rửa bằng nước ấm, sau đó dùng khăn sạch thấm khô.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, không ăn những thức ăn cay, nóng hoặc chất kích thích mà cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
|