3. VITAMIN E và VITAMIN C
Tớ thấy có khá nhiều trang web về sức khỏe khuyên rằng nên bôi dầu Vitamin E để làm giảm cảm giác rát do cháy nắng, nó còn đóng vai trò là chất dưỡng ẩm cho da nữa.
Cả hai loại Vitamin E và C đã được chứng minh là những biện pháp giúp phòng ngừa da khỏi bị cháy nắng hiệu quả vì các loại Vitamin đóng vai trò là chất chống oxy hóa để chữa cháy nắng mà cháy nắng là kết quả của quá trình ôxy hoá các tế bào da.
4. DẤM
Tắm giấm (cụ thể là giấm táo) là một biện pháp khắc phục làn da cháy nắng tại nhà nhà nổi tiếng. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói về tác dụng của giấm trong việc giảm tác hại do cháy nắng gây ra, nhưng theo kinh nghiệm thực tế của nhiều người thì đây là phương pháp kha hiệu quả, vì giấm là một chất sát khuẩn và giúp làm mát da khi nó bốc hơi.
Về mặt lý thuyết, giấm có thể giúp cân bằng độ pH của cơ thể và lấy đi những cảm giác đau nhói của vết bỏng, mặc dù có khả năng là nó chỉ làm việc bằng cách đem lại cảm giác mát lạnh cho da mà thôi :D
5. ĐÁ VIÊN VÀ NƯỚC LẠNH
Có một điều mà mọi người đều cho là lẽ đương nhiên, đó là: Khi bạn có một vết bỏng thì hãy đặt một cái gì đó lạnh lạnh lên trên. Và điều này hoàn toàn chính xác ạ =)). Phương pháp này chắc không cần nói mà ai cũng biết rùi. Nếu bị cháy nắng thì hãy tắm nước lạnh vì nó sẽ giúp làm mát da và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Đương nhiên, nước đá là một chiến thuật làm mát quá tuyệt vời, nhưng phải cẩn thận khi áp đá trực tiếp lên vết bỏng vì nó có thể khiến da bị "bỏng lạnh" ạ, làm cho cảm giác bỏng tồi tệ hơn đó.
6. BAKING SODA
Baking Soda thực sự có rất nhiều tác dụng tốt cho da đấy ạ, mọi người nên có ít nhất 1 hũ Baking Soda trong nhà, có thể vừa làm bánh, vừa chăm sóc da luôn. Và tất nhiên em ấy cũng làm rất tốt nhiệm vụ của mình trong việc chữa cháy nắng. Baking Soda tạo ra một môi trường kiềm giúp làm dịu da. Nó còn có đặc tính khử trùng, giúp giảm ngứa và tẩy tế bào chết khá hiệu quả.
Các bạn trộn Baking Soda với nước rồi dùng miếng bông cotton thấm lên những vùng da cháy nắng nhé. Hoặc nhanh hơn là cho nửa cốc Baking Soda vào bồn tắm và ngâm mình trong đó ;)
Ngoài lề một chút là Baking Soda còn cực kì hữu hiệu trong việc giảm mụn đầu đen và giúp trắng răng nha các bạn.
7. SỮA
Phương pháp yêu thích nhất của Chiwon là đây :D. Các bạn hãy tưởng tượng nếu vừa ra ngoài trời nắng về mà được uống một cốc sữa mát lạnh thì sẽ sảng khoái đến cỡ nào :D. Và còn hơn thế, massage sữa lạnh lên chỗ cháy nắng sẽ giúp giảm đau, ngứa và nóng rát.. Phương pháp này được một số trang web về sức khỏe giới thiệu đó nha ^^.
Hình như là sữa chua cũng có tác dụng tương tự đấy các bạn ạ. Nhưng thực sự chỉ để chữa cháy nắng mà phải dùng đến hộp sữa chua thì hơi phí :D. Hơn nữa chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này cả, thế nên mình cứ dùng sữa thôi, vừa trắng da lại giảm đau hehe
8. MẬT ONG
Đây là nguyên liệu quá nổi tiếng rồi, nó được ca ngợi rất nhiều trong cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Và tất nhiên mật ong không thể không góp mặt trong danh sách này được.
Mật ong là chất kháng khuẩn và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có thể giúp chữa lành vết thương. Vì vậy thoa một chút mật ong lên vùng da cháy nắng có thể giúp da tái biểu mô (tăng tế bào da mới). Khuyến khích dùng mật ong nguyên chất các bạn nha.
9. CÀ CHUA
Vâng, nghe có vẻ điên rồ, nhưng nhiều người tin rằng cọ xát cà chua lên vùng da bị cháy nắng có thể giúp làm dịu vết bỏng. Trong khi khoa học không nói rõ rằng cà chua có thực sự chữa lành vết cháy nắng hay không, nhưng chắc chắn cà chua có ích trong việc ngăn ngừa da cháy nắng. Một nghiên cứu của Đức cho thấy đắp cà chua lên da có khả năng ngăn ngừa cháy nắng vì cà chua rất giàu lycopene hóa học giúp giảm thiểu các phản ứng cháy nắng từ bức xạ tia cực tím.
10. YẾN MẠCH:
Đắp bột yến mạch lên những vùng bị cháy nắng là phương thuốc tại nhà lâu đời nhất. Tinh chất yến mạch đã được chứng minh trong các nghiên cứu là có tính kháng viêm và có thể giúp da đỡ rát do cháy nắng. Các bạn có thể pha 1 bát bột yến mạch, để trong tủ lạnh một lúc cho mát rồi bôi lên da, nó sẽ làm dịu vùng da đang bỏng rát do cháy nắng đấy ^^.
Theo Chiwon.