Mụn không chỉ làm mất thẩm mỹ khuân mặt mà một số trường hợp còn gây đau nhức, sưng đỏ và nhiễm trùng da. Không chỉ vậy, những “cái mụn đáng ghét” này còn tác động lớn đến tâm lý người bệnh, làm mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, làm việc của mỗi người. Chính vì vậy, tìm ra cách trị mụn nhanh nhất, hiệu quả nhất là điều mà mọi người quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất. Tuy nhiên, tại sao bạn trị mụn hoài không hết? Skinic xin chia sẽ một số thói quen ảnh hưởng trực tiếp tới việc trị mụn.
Với nhiều người, mụn như những con quái vật ngang nhiên tung hoành trên mặt, biến họ trở thành con ốc sên tự ti giấu mình trong chiếc vỏ, ngại ngùng xuất hiện trước đám đông. Để cứu cánh, nhiều người sẽ tìm đến với mỹ phẩm trang điểm để che đi những "bông hoa" ấy, nhưng càng che thì chúng lại ngang nhiên hoành hành.
Thực ra, điều bạn làm chỉ là giải quyết phần ngọn, còn muốn "dẹp loạn" được lũ mụn đáng ghét kia thì bạn phải hiểu được nguyên nhân, các tác nhân gây mụn. Và hầu hết những nguyên nhân khiến bạn bị mụn tấn công chính là do thói quen trong cuộc sống hàng ngày của bạn đấy.
Theo bác sĩ da liễu người Mỹ Francesca Fusco, có 6 tác nhân chính gây mụn. Đó chính là:
Sử dụng điện thoại di động thường xuyên
Điện thoại di động là ổ vi khuẩn, chất bẩn - ai cũng hiểu rõ vấn đề này nhưng bảo thôi ôm điện thoại thì chẳng ai có thể làm được. Và chính hành động áp điện thoại vào mặt như chúng ta vẫn hay làm là tác nhân khiến mụn mọc ở cằm và vùng quanh miệng.
Không thể "chia tay" điện thoại để tránh nổi mụn thì điều bạn bắt buộc làm là vệ sinh điện thoại mỗi ngày cho thật sạch sẽ. Bạn có thể dùng cồn thấm vào bông gòn rồi lau, có như vậy sẽ hạn chế được lượng vi khuẩn, chất bẩn thâm nhập vào da mặt, hạn chế mụn xuất hiện.
Xoa tay lên mặt
Theo bác sĩ Francesca Fusco: "Việc làm này sẽ gây kích ứng da. Liên tục dùng tay xoa lên một vùng da tức là bạn đã kích thích tăng tiết chất nhờn trên da, đồng thời gián tiếp mời gọi mụn do vòng trong 3 trong 1: vi khuẩn, viêm da, tăng tiết chất nhờn đã xuất hiện".
Một lưu ý cực kì quan trọng đó là: không được dùng tay nặn mụn. Lý do thì ai cũng đã quá rõ nhưng dường như chẳng ai cưỡng lại được lời mời "nặn mụn" đầy hấp dẫn cả. Cố gắng kiềm chế bản thân bạn nhé.
Thói quen làm đẹp
Theo bác sĩ Fusco, mụn có thể xuất hiện bởi mỹ phẩm, kem dưỡng... Thường xuyên thoa những loại hóa chất này lên vùng da đang bị mụn có thể mang đến hậu quả khó lường, và nếu mỹ phẩm bạn sử dụng không hợp với da, đó cũng có thể là nguyên nhân gây mụn. Vì thế nên kiểm soát những loại mỹ phẩm làm đẹp để tránh bị kích ứng.
Ngoài ra, khi bạn đi ngủ, kem dưỡng còn vương trên mặt sẽ thấm lên gối và kết hợp với vi khuẩn trên đấy, chúng sẽ thấm lên da mặt bạn gây mụn. Chính vì thế, theo vị bác sĩ này, bạn nên lót khăn sạch lên gối mỗi khi nằm để ngăn da tiếp xúc trực tiếp với gối, đồng thời thay khăn thường xuyên.
Bên cạnh đó, thường xuyên làm vệ sinh cọ, bông phấn vì đó cũng là nơi trú ngụ của ổ vi khuẩn, chúng sẽ kết hợp với mỹ phẩm còn dư, chất nhờn gây nên mụn. Tốt nhất là nên vệ sinh dụng cụ trang điểm mỗi tuần để bảo vệ sức khỏe cho làn da.
Trị mụn bằng kem đánh răng
Theo bác sĩ Fusco, flouride và những thành phần giúp làm trắng, chống sâu răng hay sodium pyrophosphate sẽ làm mòn, gây rát da, thậm chí có thể dị ứng và mụn cũng sẽ xuất hiện từ đó. Vì thế, hãy từ bỏ ngay việc dùng kem đánh răng để trị mụn để tránh việc mời gọi chúng viếng thăm nữa nhé.
Thiết bị, dụng cụ tập thể dục
Tập thể dục để tăng cường sức khỏe là điều ai cũng khuyến khích. Nhưng bạn lưu ý rằng, những thiết bị, dụng cụ tại nơi tập cũng có thể khiến mụn xuất hiện đấy nhé. Như bạn thấy đấy, thảm tập yoga được sử dụng liên tục và chắc chắn rằng, nó sẽ được thấm đầy mồ hôi và "rừng vi khuẩn" bao trùm. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên trải khăn sạch lên thảm mỗi khi tập, dù cho đó là thảm riêng chỉ mình bạn sử dụng. Và nên nhớ rằng phải giặt khăn sau mỗi lần tập đấy nhé. Không thì nó cũng chẳng khác gì thảm tập yoga đâu.
Ngoài ra, các trang phục tập luyện cũng là nguyên nhân gây mụn, bởi chúng hay cọ xát lên một vùng da và mồ hôi ở vùng này có thể tăng khả năng gây dị ứng, làm xuất hiện đốm đỏ nhỏ, dễ dàng phát triển thành mụn.
Thuốc uống
Theo bác sĩ Fusco, thành phần cortisone (trong thuốc kê toa) và hydrocortisone (trong thuốc không kê toa) cũng là một trong tác nhân gây mụn, và "sử dụng quá liều một trong hai thành phần này sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc làm nổi mụn do steroid". Bác sĩ Fusco cho biết thêm, prednisone - steroid dạng viên được kê toa để điều trị nhiều rối loạn khác nhau như dị ứng thực phẩm, viêm khớp.
Ngoài ra, cũng theo bác sĩ Fusco, thuốc tránh thai dạng uống cũng là nguyên nhân phổ biến gây mụn, bởi bất kì sự thay đổi về hoocmon trong cơ thể dù là tốt cũng có thể làm nổi mụn, và cơ thể bạn cần thời gian để tự cân bằng. Mụn có thể xuất hiện sau sáu tháng kể từ lúc bạn bắt đầu uống hay ngưng thuốc.
|